Đo đạc lập bản đồ địa chính
Là một trong các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai căn cứ vào các quy định nêu tại Điểm c, Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.
Quy định về Lựa chọn phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính; Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc và Xác nhận bản đồ địa chính được nêu trong Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối hoặc phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
2. Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
3. Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
4. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử để lập
Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc
1. Máy đo đạc luôn được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh trước và sau khi đo hoặc khi phát hiện có biến động có ảnh hưởng đến độ chính xác của máy.
2. Luôn lập hồ sơ kiểm nghiệm và giao nộp cùng với các tài liệu đo.
Xác nhận bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính phải được đơn vị thi công ký xác nhận sản phẩm; đơn vị kiểm tra ký xác nhận chất lượng sản phẩm; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường ký xác nhận đo vẽ phù hợp hiện trạng quản lý, sử dụng; Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt nghiệm thu chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng tại vị trí phần ngoài khung bản đồ theo mẫu quy định.