Trắc đạc công trình và công trình xây dựng đo đạc là gì
Trắc đạc công trình hay Đo đạc công trình/Trắc địa công trình; Quan trắc công là khảo sát và triển khai bản vẽ thiết kế của công trình ra thực địa, phục vụ thi công và giám sát xây dựng công trình đúng bản vẽ thiết kế. Quan trắc chuyển dịch và biến dạng của các công trình và nền móng công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình. Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015, Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đã giải thích từ ngữ như sau:
- Trắc đạc công trình: Là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
- Quan trắc công trình: Là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian
Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy đo đạc:
Để xây dựng công trình, đảm bảo chính xác thì không thể thiếu công tác đo đạc. Người đo đạc (Kỹ thuật trắc địa) phải luôn đi trước một bước (khảo sát lập dự án, khảo sát phục vụ thiết kế, đo đạc cắm mốc công trình, đo đạc bố trí công trình, kiểm tra cao độ, vị trí hạng mục công trình,..) và luôn theo dõi sát công trình từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc xây dựng công trình.
Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy đo đạc: Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, máy dọi laser, máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS…
Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.